Trường Đại học Ngoại ngữ-Đại học Đà Nẵng và tầm nhìn “CNTT-công cụ quyết định cho lộ trình đổi mới, cập nhật phương pháp dạy-học đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế”

Trường Đại học Ngoại ngữ-Đại học Đà Nẵng và tầm nhìn “CNTT-công cụ quyết định cho lộ trình đổi mới, cập nhật phương pháp dạy-học đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế”

(ictdanang) - Tiếp theo thành công của hội thảo quốc tế “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ GLoCALL 2013”; Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Tích hợp Ứng dụng Công nghệ Thông tin và Truyền thông vào xây dựng và phát triển đề cương môn học trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm tiếng Anh – Vietcall 2015”; hôm qua (6/12),Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng đã đăng cai tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia “Xây dựng và thí điểm triển khai bài kiểm tra xếp lớp trực tuyến cho sinh viên không chuyên ngữ”.
Đây cũng là một trong những hạng mục quan trọng thuộc chương trình hành động, kế hoạch triển khai các nhiệm vụ của Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 năm 2015.
 
Cuộc thi “Olympic Tiếng Anh không chuyên toàn quốc năm 2015” - mộ trong những hoạt động từ giảng đường - chào mừng Đại hội Đảng các cấp, hưởng ứng thiết thực phong trào “Sinh viên 5 tốt” và chủ đề năm học của Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam.
Sân chơi tri thức này cũng đồng thời góp phần thực hiện 1 trong 7 nhiệm vụ trọng tâm năm 2015 của Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020, tạo cơ hội để các bạn sinh viên thể hiện tài năng, niềm yêu thích tiếng Anh; khích lệ động viên phong trào học tiếng Anh trên cả nước, thể hiện sự sẵn sàng và bản lĩnh của thế hệ trẻ Việt Nam, cùng dân tộc hội nhập sâu rộng với toàn cầu.
Trong ảnh: Đội tuyển ĐH Vinh tham dự vòng chung khu vực miền Trung cuộc “Olympic Tiếng Anh không chuyên toàn quốc năm 2015” (diễn ra ngày 24/10 tại Đại học Đà Nẵng).-Ảnh: T.Ngọc
 
Nhiều Nhà giáo, Nhà khoa học, các chuyên gia, các báo cáo viên giàu tâm huyết và uy tín đến từ các trường đại học trong toàn quốc như Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế; Đại học Ngoại ngữ-Đại học Quốc Gia Hà Nội; Đại học Ngoại thương Hà Nội; Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh;  Đại học Quy Nhơn; Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh; đại diện các Trung tâm đào tạo Ngoại ngữ và Khảo thí Ngoại ngữ trên cả nước đã về dự hội thảo.
“Thời gian qua, Đại học Ngoại ngữ-Đại học Đà Nẵng được Bộ Giáo dục và Đào tạo, được Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 giao triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó có nhiệm chủ động và thường xuyên đăng cai tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề ở quy mô quốc gia và quốc tế. Điều này đã và đang khẳng định được uy tín của học hiệu và điều quan trọng hơn, khi những chuyên gia, những nhà ngôn ngữ học hàng đầu, đội ngũ giảng viên trực tiếp đứng lớp cùng quy tụ về Nhà trường để cùng trao đổi, chia sẻ trong lĩnh vực dạy và học ngoại ngữ, điều đó đã giúp cho chúng tôi học hỏi, tiếp thu được nhiều kinh nghiệm quý báu để xứng tầm là 1 trong 3 trường Đại học chuyên ngữ của cả nước; hoàn thành sứ mệnh “đào tạo, nâng cao tri thức về ngôn ngữ, văn hóa nhân loại nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế” – TS Trần Hữu Phúc – Hiệu trưởng Đại học Ngoại ngữ-Đại học Đà Nẵng nhấn mạnh.
TS Trần Hữu Phúc – Hiệu trưởng Đại học Ngoại ngữ-Đại học Đà Nẵng: Nếu đội ngũ được đào tạo không đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới sẽ không đủ sức cạnh tranh trong tìm kiếm việc làm và lao động Việt Nam sẽ “thua ngay trên sân nhà”.                                                                                                                -Ảnh: T.N
Được biết, hội thảo khoa học cấp quốc gia “Xây dựng và thí điểm triển khai bài kiểm tra xếp lớp trực tuyến cho sinh viên không chuyên ngữ” được xác định làhoạt động học thuật quan trọng trongnăm 2015, bao gồm nhiều chủ đề gồm:
- Phương pháp luận và cơ sở lý thuyết đánh giá trình độ ngoại ngữ trực tuyến;
- Nghiên cứu đối sánh hình thức đánh giá truyền thống và hình thức đánh giá ngoại ngữ trực tuyến;
- Nghiên cứu khai thác các đối tượng học và hình thức sử dụng chúng trong đánh giá trình độ ngoại ngữ trực tuyến;
- Nghiên cứu hướng tiếp cận đánh giá riêng biệt và kết hợp các kỹ năng trong giảng dạy ngoại ngữ trực tuyến;
- Nghiên cứu đảm bảo chất lượng trong đánh giá ngoại ngữ trực tuyến;
Phương pháp đánh giá xếp lớp trực tuyến.
Ngoài ra, Ban Tô chức cũng đề nghị vàmong các chuyên gia, các nhà khoa học tập trung trao đổi sâu hơn những vấn đề cụ thể về khảo thí trực tuyến, bao gồm:
-Tính khả dụng của việc thiết kế bài thi xếp lớp
-Khả năng ứng dụng cho sinh viên không chuyên ngữ tại các trường đại học, cao đẳng
-Khả năng sử dụng hệ thống xử lý thi trực tuyến thông qua trình duyệt web chuẩn.
-Khả năng lựa chọn tự động các kiểu câu hỏi thành một bộ đề thi.
-Khả năng phân bố lịch thi khác nhau cho các nhóm thí sinh, các  thời điểm thi khác nhau.
-Khả năng xem ngay kết quả thi trực tuyến và xuất kết quả thi ra các định dạng tập tin khác nhau.
PGS.TS Nguyễn Sĩ Thư, Trưởng Ban Quản lý Đề án Ngoai ngữ quốc gia 2020: Đề án rất chú trọng đến đối tượng là giảng viên, sinh viên không chuyên ngữ, bảo đảm mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của bối cảnh Việt Nam chúng ta hội nhập quốc tế mỗi lúc một sâu rộng hơn, mạnh mẽ hơn.      -Ảnh: T.N
-Định hướng các kỳ thi một cách cụ thể
-Xây dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi cho các kỳ thi tương ứng
-Lựa chọn một kỳ thi với phạm vi đối tượng dự thi có số lượng không quá lớn và không quá quan trọng (ví dụ như thi giữa kỳ)
-Phát triển rộng mô hình sang thi cuối kỳ và các kỳ thi lớn hơn.
-Nhân rộng mô hình và tổ chức tập huấn sang những địa phương và trường khác.
Theo TS. Trần Hữu Phúc, những chủ đề trên qua trao đổi, mạn đàm, thảo luận sẽhỗ trợ việc xây dựng, đề xuất giải pháp, giới thiệu phương pháp hiện đại nhằm triển khai có hiệu quả việc tổ chức bài kiểm tra xếp lớp trực tuyến cho sinh viên không chuyên ngữ trong hoạt động dạy ngoại ngữ ở bậc Đại học-Cao đẳng.

Công nghệ thông tin là công cụ quyết định cho lộ trình đổi mới, cập nhật phương pháp dạy-học đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế

TTrần Hữu Phúc cho biết, Đại học Ngoại ngữ-Đại học Đà Nẵng  đang nỗ lực hoàn thiện Trang khảo thí vietcall.edu.vn/testing/ với các hợp phần:
 1. Thi xếp lớp đầu vào SV không chuyên ngữ
 2. Thi kết thúc học phần A2.2 SV không chuyên ngữ
    3. Thi theo định dạng VSTEPS (QĐ 729 của BGD và ĐT)
Đây là những nhiệm vụ có ý nghĩa thiết thực và mang tính cấp bách khi ngành giáo dục và đào tạo ngày càng chú trọng văn hóa chất lượng, hoạt động khảo thí được tách biệt độc lập với hoạt động đào tạo nhằm tạo tính khách quan.
Đặc biệt, với việc Việt Nam đã gia nhập TPP và Cộng đồng ASEAN đã ra đời, sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường lao động tại khu vực, đặc biệt là yếu tố chất lượng nguồn nhân lực sẽ trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Nếu đội ngũ được đào tạo không đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới sẽ không đủ sức cạnh tranh trong tìm kiếm việc làm và lao động Việt Nam sẽ “thua ngay trên sân nhà”.
 
TS. Huỳnh Ngọc Mai Kha (Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng) giới thiệu "Mô hình khảo thí
ngoại ngữ trực tuyến do trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng xây dựng và thí điểm" 
-Ảnh: T.N
 
PGS.TS Nguyễn Sĩ Thư, Trưởng Ban Quản lý Đề án Ngoai ngữ quốc gia 2020 chia sẻ thêm:
Đề án rất chú trọng đến đối tượng là giảng viên, sinh viên không chuyên ngữ, bảo đảm mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của bối cảnh Việt Nam chúng ta hội nhập quốc tế mỗi lúc một sâu rộng hơn, mạnh mẽ hơn. Điều này là minh chứng hùng hồn cho tính đúng đắn và tầm nhìn chiến lược của Đảng, Nhà nước khi quyết định số 1400/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020"
 Tôi cho rằng, tiếp nối thành công của những hội thảo khoa học mang tầm quốc gia và quốc tế, chúng ta kỳ vọng vào hội thảo hôm nay sẽ mô tả được nhiều mô hình thí điểm bình quân xếp lớp tiếng Anh đầu vào cho sinh viên không chuyên ngữ, góp phần nâng cao hiệu quả của việc triển khai bài trực tuyến cho sinh viên không chuyên ngữ.
 
Các bạn trẻ tham dự kỳ thi "Năng lực tiếng Nhật, đợt 2-2015" tại Đại học Ngọai ngữ- Đại học Đà Nẵng. Biết và thạo một ngoại ngữ, nhất là ngoại ngữ "tiếng hiếm" ngày càng trở nên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chứng minh năng lực bản thân trước nhà tuyển dụng. Ngoài ra, với ngoại ngữ là "tiếng hiếm", cơ hội việc làm lại càng rộng mở hơn.
-Ảnh: T.N 
 
Hội thảo Khoa học cấp quốc gia “Xây dựng và thí điểm triển khai bài kiểm tra xếp lớp trực tuyến cho sinh viên không chuyên ngữ” đã chọn được tham luận, báo cáo khoa học chính thức in thành Kỷ yếu hội thảo. Trong 14 báo cáo khoa học được chọn in, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng đóng góp đến 9 bài:
      * Mô hình khảo thí ngoại ngữ trực tuyến do trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng xây dựng và thí điểm – TS. Huỳnh Ngọc Mai Kha.     
* Đề xuất về cấu trúc và quy trình thiết kế đề thi xếp lớp đầu vào đối với sinh viên không chuyên tiếng Anh tại Đại học Đà Nẵng–PGS.TS Nguyễn Văn Long, ThS. Nguyễn Văn Tuyên, ThS. Hồ Quảng Hà.
Tầm quan trọng của Hội thảo, thu hút sự quan tâm của các đại biểu tham dự.
-Ảnh: T.N
* Khảo sát các kỳ thi trực tuyến đánh giá năng lực tiếng Anh do trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng tổ chức và các đề xuất cho việc thiết kế, triển khai bài thi xếp lớp trực tuyến cho sinh viên không chuyên ngữ - ThS. Phạm Thị Thu Hương.
* Một số khuyến cáo và công cụ xây dựng đề thi trắc nghiệm khách quan trực tuyến – TS. Nguyễn Hữu Bình.
* Tham khảo cấu trúc đề thi đọc hiểu của bài thi KET (Key English Test) để áp dụng cho bài thi xếp lớp trực tuyến cho sinh viên không chuyên ngữ tại các trường thành viên thuộc Đại học Đà Nẵng – ThS. Trần Vũ Mai Yên, ThS. Lê Văn Bá.
* Tăng cường kiểm tra đánh giá kỹ năng nghe hiểu một biện pháp  định hướng phát triển năng lực giao tiếp tiếng Anh – ThS. Nguyễn Văn Tuyên, ThS. Phạm Thị Thu Hương.
* Những thuận lợi và khó khăn dự kiến trong việc áp dụng kiểm tra năng lực tiếng Anh đầu vào trực tuyến tại trường Đại học Ngoại ngữ và các trường đại học thành viên, Đại học Đà Nẵng – ThS. Phạm Thị Tài.
* Đề xuất việc sử dụng Virtualx để tổ chức kỳ thi xếp lớp trực tuyến – ThS. Trương Thị Ánh Tuyết.
* Thái độ, kiến thức và kỹ năng của giáo viên tiếng Anh tiểu học thành phố Đà Nẵng trong việc thực hiện kiểm tra đánh giá thường xuyên – ThS. Nguyễn Phạm Thanh Uyên.
 
Đại diện Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020, Lãnh đạo đơn vị đăng cai, chụp ảnh lưu niệm với đại biểu các trường bạn.
-Ảnh: T.N
Các trường đại học bạn có các bài sau được chọn:
+ Sử dụng tài khoản kiểm tra trực tuyến của Oxford nhằm kiểm tra xếp lớp đầu vào cho sinh viên không chuyên ngữ: Thực tiễn ứng dụng tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế - TS. Bảo Khâm, ThS. Dương Minh Hùng.
+ Đề xuất một giải pháp kiểm tra đánh giá trực tuyến di động – ThS. Lê Nguyễn Như Anh (ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh).
+ Nghiên cứu đối sánh hình thức kiểm tra đánh giá ngoại ngữ truyền thống và trực tuyến tại trường Đại học Vinh – TS. Trần Bá Tiến, ThS. Trần Thị Phương Thảo.
+ Việc dạy học và đánh giá trực tuyến môn tiếng Anh tại trường Đại học Bách Khoa TP.HCM – ThS. Nguyễn Đình Tuấn.
+ Đánh giá việc kiểm tra xếp lớp môn tiếng Anh trên máy tính áp dụng theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc tại Đại học Ngoại thương năm học 2015 – ThS. Phùng Thị Đức (ĐH Ngoại thương Hà Nội).
T.Ngọc thực hiện
 

Các tin khác: